“Dân vận” thế nào để người người đọc sách, nhà nhà đọc sách…

Thứ tư - 29/12/2021 22:54
 Đây là chủ đề chương trình toạ đàm do ngành Văn hóa – Thể thao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) tổ chức theo hình thức trực tuyến vào sáng ngày 30/12/2021 với điểm cầu chính tại Thư viện tỉnh BR-VT.
z3060389339774 b90917eae875da36632da0029d3f89b4

     Chương trình Toạ đàm do bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao; ông Trần Minh Thế - Giám đốc Thư viện tỉnh BR-VT cùng chủ trì.
    Toạ đàm quy tụ sự tham gia của các diễn giả, báo cáo viên uy tín với nhiều năm nghiên cứu, cống hiến vì sự nghiệp văn hoá như ông Nguyễn Quang Phi – Chuyên viên chính, báo cáo viên, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử tỉnh BR-VT; TS. Cao Thanh Phước - Trưởng khoa Thư viện Thông tin và TS. Huỳnh Mẫn Đạt – Giảng viên Khoa Thư viện Thông tin, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. 
     Tham dự Toạ đàm có sự hiện diện của lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị lực lượng vũ trang… trên địa bàn tỉnh BR-VT. Nhiều đơn vị tham dự chương trình có mặt tại điểm cầu chính như Thượng tá Nguyễn Đình Trí – Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Biên phòng; anh Phạm Huỳnh Trọng – Cán bộ Công tác Thanh Thiếu nhi Tỉnh Đoàn BR-VT... Và hơn 100 cán bộ, công chức, viên chức tỉnh BR-VT tham dự trực tuyến. Báo BR-VT và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh BR-VT cũng đến tham dự và đưa tin.
     Toạ đàm trực tuyến “Dân vận” thế nào để người người đọc sách, nhà nhà đọc sách” nằm trong chuỗi hoạt động thuộc Đề án Phát triển Văn hóa đọc của tỉnh BR-VT năm 2021 được tổ chức nhằm tăng cường vận động, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc sách đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân về phát triển văn hóa đọc.
     Phát biểu khai mạc Toạ đàm, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao khẳng định: Dù xã hội có phát triển đến đâu, các phương thức lưu giữ thông tin có hiện đại tới mức độ nào, chỉ cần mỗi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của sách, của giá trị thông tin trong từng trang sách sẽ giúp cho xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ. Đọc sách có chọn lọc và hiểu hết các giá trị trong cuốn sách sẽ giúp người đọc ngày càng hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy, mỗi người hãy cố gắng rèn luyện, giải trí bằng việc đọc sách để cuộc sống trở nên thú vị hơn. 
 
z3066357039462 d43e2cce271e87627dfabcd68036a179
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh BR-VT phát biểu khai mạc
     Chương trình Tọa đàm bắt đầu từ phần trình bày của các diễn giả, báo cáo viên. Mở đầu là tham luận Bàn luận về văn hóa đọc của TS. Cao Thanh Phước - Trưởng khoa Thư viện Thông tin Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh. Tham luận khẳng định: Văn hóa đọc với tư cách văn hóa hành vi của mỗi người có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức và thực hiện các hoạt động sống khác nhau. Văn hóa đọc là sự tích hợp của các yếu tố: nhu cầu đọc, thói quen đọc và được biểu hiện qua hành vi, tập quán đọc của cá nhân và cộng đồng. Văn hóa đọc phát triển sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách và tài năng của cá nhân, tạo ra môi trường thuận lợi để nâng cao hiểu biết, cập nhật thông tin để học tập tốt hơn, để hoàn thiện nhân cách, để xử lý tốt hơn các mối quan hệ xã hội, để giải trí, thư giãn, giúp sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách tích cực và lành mạnh.
     Tham luận "Công tác dân vận - Vị thế, vai trò của người cán bộ trong phát triển văn hóa đọc" của ông Nguyễn Quang Phi - Chuyên viên chính, báo cáo viên, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử tỉnh BR-VT – đã nhấn mạnh: Đội ngũ cán bộ thư viện nói riêng, đội ngũ cán bộ các ấp nói chung có trách nhiệm rất nặng nề đi tìm lời giải cho câu hỏi “Làm thế nào để mọi nhà, mọi người yêu sách, trân quý sách và đọc sách?” và đưa quan điểm văn hóa đọc của Đảng sớm đi vào cuộc sống. Ông Nguyễn Quang Phi cũng chia sẻ: “Cán bộ bận rộn lắm với công việc, 43 năm phục vụ Nhà nước tôi thấu hiểu điều đó rồi – Nhưng hãy tạo cho mình thói quen đọc sách hàng ngày” để từ đó khẳng định: Cán bộ có yêu sách, quý sách, ham đọc sách mới thu phục được nhân dân. Chúng ta lan tỏa văn hóa đọc trong nhân dân bằng chính tấm gương đọc sách báo của mình. Điều này thuyết phục nhân dân nhất, dân dễ tin nhất, dễ làm theo nhất.
     Chúng ta chỉ có thể phát triển nền văn hoá đọc Việt Nam hiện đại, xây dựng một xã hội ham đọc, để đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững, có thể xứng ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, khi phát triển đồng loạt nhiều lãnh vực khác nhau liên quan tới đọc cần phải thực hiện hài hòa 3 giải pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Đây cũng chính là nội dung mà tham luận "Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hình thành - phát triển văn hóa đọc" của TS. Huỳnh Mẫn Đạt - Giảng viên Khoa Thư viện Thông tin, Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh trình bày.
     Các tham luận trong chương trình Tọa đàm đã đi sâu phân tích và nêu bật các bài học kinh nghiệm về vấn đề phát triển văn hoá đọc sâu rộng trong cộng đồng. 
     Trong chương trình Toạ đàm, các khách mời cũng như khán giả đã được giao lưu trực tuyến với các diễn giả, báo cáo viên qua phần mềm Zoom metting. Trong không khí sôi nổi của chương trình, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao đã chia sẻ những khó khăn của ngành Văn hoá – Thể thao tỉnh BR-VT trong thời gian qua đồng thời đưa ra những giải pháp để phát triển trong bối cảnh ứng phó với đại dịch Covid-19. 
 
z3066357299412 88df584af2496cb0d9009addea324779

     Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và cũng là một nguy cơ khi ta không biết tận dụng nó. Qua những chia sẻ của TS. Huỳnh Mẫn Đạt giúp chúng ta hiểu hơn về tương lai của văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin. Cùng với đó là những chia sẻ của ông Huỳnh Tới – Phó Giám đốc Thư viện tỉnh BR-VT về vấn đề: “Dân vận” thế nào để đưa những mô hình phát triển văn hóa đọc đến gần hơn với người dân và vận động người dân đọc sách để đạt được hiệu quả?
     Với những câu chuyện, những chia sẻ từ các diễn giả, báo cáo viên trong chương trình Tọa đàm “Dân vận” thế nào để người người đọc sách, nhà nhà đọc sách” đã thực sự mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp phát triển văn hoá đọc của tỉnh BR-VT và cả cộng đồng.
     Hy vọng qua những chia sẻ trong chương trình toạ đàm này sẽ là những kinh nghiệm, ý tưởng, phương pháp… để tỉnh BR-VT cùng nhau chung tay thực hiện có hiệu quả công tác dân vận để người người đọc sách, nhà nhà đọc sách…
Thảo My
Phòng Nghiệp vụ - Thư viện tỉnh BR-VT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay4,326
  • Tháng hiện tại15,639
  • Tổng lượt truy cập9,499,106
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây