• Kết quả triển khai phục vụ “tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2018
     19/10/2018 05:06

    Kết quả triển khai phục vụ “tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2018

    Như chúng ta đã biết, việc học tập là vô cùng quan trọng của mỗi con người để phát triển nhân cách, hoàn thiện bản thân, nhưng học ở đâu và học cái gì là vấn đề chúng ta cần suy ngẫm. Bác Hồ kính yêu của chúng ta dạy rằng: “Học ở trường, học trong sách vở, học ở Nhân dân và học lẫn nhau” điều đó cũng có nghĩa là: học kiến thức trong sách vở, kiến thức ngoài xã hội, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học kiến thức khoa học tự nhiên, học kiến thức khoa học xã hội, học lịch sử, nhân văn, học cách sống và đạo lí làm người.
    Tổng kết các hoạt động phục vụ hè năm 2018
     10/08/2018 04:28

    Tổng kết các hoạt động phục vụ hè năm 2018

    Hoạt động phục vụ hè là một nhiệm vụ quan trọng được Thư viện tỉnh Ninh Thuận đưa vào Kế hoạch phục vụ Bạn đọc hàng năm nhằm thu hút, tập hợp đông đảo thanh thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động của Thư viện trong dịp hè, duy trì và phát triển phong trào đọc sách, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển năng khiếu, kỹ năng sống, tăng cường khả năng tư duy, tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh… góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trau dồi tình yêu quê hương, đất nước, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, nghiện trò chơi trực tuyến không lành mạnh qua mạng trong thanh, thiếu niên, học sinh.
  • Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ
     26/12/2017 02:44

    Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ

    Không biết từ khi nào, trên vùng đất phương Nam đã phổ biến những câu ca dao về bánh, từ việc mượn cái bánh để giao duyên, dân gian còn cường điệu, cho thấy loại vật cũng mê ăn bánh
    Thư viện tỉnh Ninh Thuận tổ chức lớp tập huấn về phần mềm báo cáo thống kê thư viện OBV
     01/11/2017 00:03

    Thư viện tỉnh Ninh Thuận tổ chức lớp tập huấn về phần mềm báo cáo thống kê thư viện OBV

    Đây là phần mềm bắt buộc các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng của các địa phương trên cả nước phải thực hiện báo cáo theo định kỳ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
  • Một số kết quả hoạt động phục vụ Thiếu nhi hè năm 2017
     24/08/2017 21:02

    Một số kết quả hoạt động phục vụ Thiếu nhi hè năm 2017

    Các hoạt động phục vụ hè năm 2017 được hệ thống thư viện công cộng tỉnh Ninh Thuận quan tâm triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở, đã thực sự thu hút, tập hợp nhiều thanh thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động của các Thư viện trong dịp hè.

Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ

Thứ ba - 26/12/2017 02:44

Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ

Không biết từ khi nào, trên vùng đất phương Nam đã phổ biến những câu ca dao về bánh, từ việc mượn cái bánh để giao duyên, dân gian còn cường điệu, cho thấy loại vật cũng mê ăn bánh
 
 Tay bưng cái dĩa bánh bò
Giấu cha giấu mẹ cho trò đi thi
Không biết từ khi nào, trên vùng đất phương Nam đã phổ biến những câu ca dao về bánh, từ việc mượn cái bánh để giao duyên, dân gian còn cường điệu, cho thấy loại vật cũng mê ăn bánh:
Con quạ nó đứng chuồng heo
Nó kêu bớ má bánh bèo chín chưa?
Có thể nói, ngay từ thời khẩn hoang, mở đất, hình thành ruộng, vườn, làng, xóm… thì “bánh – trái” đã là loại sản phẩm thiết thân với con người. “Trái” thì sẵn có ở vườn nhà, còn “bánh” thì cũng không khó lắm để làm ra, bởi nguyên, phụ liệu rất dồi dào đâu đâu cũng có. Thế nhưng, khi cầm chiếc bánh ăn ngon miệng, có khi nào ta tự hỏi về cội nguội của nó. Nhất là sự hình thành thói quen ăn bánh, nghề làm bánh và quá trình bước ra thị trường của những chiếc “bánh quê”, mà ngày nay ta gọi là Bánh dân gian Nam Bộ.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cội nguồn của những chiếc bánh dân gian trên vùng đất Nam Bộ, Thư viện tỉnh Ninh Thuận xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách “Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ” do tác giả Nhâm Hùng biên soạn, được Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ phát hành năm 2016. Với 130 trang viết in trên khổ giấy 14.5x20.5cm, tác giả đã phác thảo nên bức tranh về quá trình hình thành, phát triển của bánh dân gian Nam Bộ.


Nội dung cuốn sách gồm 3 phần với 16 chuyên đề:
Phần một: Cội nguồn bánh quê, giới thiệu về cội nguồn của những chiếc bánh quê, như: Buổi đầu những chiếc bánh quê trên vùng đất mới; nghề làm bánh hình thành và phát triển; tính văn hóa trong kỹ thuật chế biến; mấy nét về văn hóa ăn bánh; bánh dân gian Nam Bộ trong văn học nghệ thuật; thú vị những tên bánh.
Phần hai: Hấp dẫn bánh chợ, là giai đoạn đưa bánh quê ra chợ, đây là bước chuyển dịch có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại, phát triển của bánh dân gian Nam Bộ. Để những chiếc bánh quê có thể đứng vững trên thị trường qua hàng thế kỷ và một số đang đường hoàng có mặt bên kia trời Tây, là cả một quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa bánh Ta, bánh Tàu và bánh Tây. Đáp ứng đòi hỏi của thị trường, bánh dân gian Nam Bộ đã có những bước cải tiến mới từ công thức chế biến, mạnh dạn pha trộn nhiều nguồn nguyên, phụ liệu nhằm tạo ra những hương vị mới lạ, làm đa dạng và phong phú thêm chủng loại bánh, từ đó khẳng định vị trí, thương hiệu bánh dân gian Nam Bộ trên thị trường.
Phần ba: Bảo tồn và phát triển, ngoài việc giới thiệu với bạn đọc đặc điểm chế biến 30 loại bánh dân gian Nam Bộ truyền thống và điểm qua 20 loại chè – xôi – kẹo – mứt, còn là đề xuất về việc bảo tồn những nét văn hóa làm bánh, văn hóa ăn bánh, văn hóa bán bánh và phát triển bánh dân gian Nam Bộ sao cho phù hợp với trào lưu mới hôm nay và mai sau, như: Bảo tồn nguyên, phụ liệu thuần khiết; hương vị gốc từ phụ liệu, gia vị thiên nhiên; nước chấm… Về mặt phát triển cần khẩn trương xây dựng thương hiệu bánh dân gian Nam Bộ, cùng nhiều nhãn hiệu bánh đã và đang khẳng định giá trị, để đủ sức cạnh trạnh, giành thị phần trên thị trường bánh trong và ngoài nước; các cơ quan truyền thông, báo chí, tuyên truyền cần đẩy mạnh tổ chức các sự kiện, quảng bá, cổ động về nghề làm bánh; quan tâm đến việc truyền nghề, nhất là tại gia đình, xóm, ấp; thiết kế các tour du lịch gắn liền với làng nghề làm bánh dân gian Nam Bộ…
Bằng tất cả niềm hy vọng và mong muốn những chiếc bánh quê sẽ còn mãi với đời sống và thời gian, vượt qua những rào cản khó nhọc của thị trường, cuốn sách “Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ” sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về giá trị của những chiếc bánh dân gian để từ đó tiếp tục bảo tồn, duy trì và phát huy nét văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc ta.
Sách hiện có tại Phòng Đọc tổng hợp – Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
Trân trọng giới thiệu cùng các bạn đọc!

Tác giả bài viết: Cẩm Giang

Nguồn tin: Thư viện Ninh Thuận

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay1,783
  • Tháng hiện tại79,946
  • Tổng lượt truy cập10,360,327
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây