• Kết quả triển khai phục vụ “tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2018
     19/10/2018 05:06

    Kết quả triển khai phục vụ “tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” năm 2018

    Như chúng ta đã biết, việc học tập là vô cùng quan trọng của mỗi con người để phát triển nhân cách, hoàn thiện bản thân, nhưng học ở đâu và học cái gì là vấn đề chúng ta cần suy ngẫm. Bác Hồ kính yêu của chúng ta dạy rằng: “Học ở trường, học trong sách vở, học ở Nhân dân và học lẫn nhau” điều đó cũng có nghĩa là: học kiến thức trong sách vở, kiến thức ngoài xã hội, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học kiến thức khoa học tự nhiên, học kiến thức khoa học xã hội, học lịch sử, nhân văn, học cách sống và đạo lí làm người.
    Tổng kết các hoạt động phục vụ hè năm 2018
     10/08/2018 04:28

    Tổng kết các hoạt động phục vụ hè năm 2018

    Hoạt động phục vụ hè là một nhiệm vụ quan trọng được Thư viện tỉnh Ninh Thuận đưa vào Kế hoạch phục vụ Bạn đọc hàng năm nhằm thu hút, tập hợp đông đảo thanh thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động của Thư viện trong dịp hè, duy trì và phát triển phong trào đọc sách, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển năng khiếu, kỹ năng sống, tăng cường khả năng tư duy, tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh… góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, trau dồi tình yêu quê hương, đất nước, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, nghiện trò chơi trực tuyến không lành mạnh qua mạng trong thanh, thiếu niên, học sinh.
  • Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ
     26/12/2017 02:44

    Tìm hiểu bánh dân gian Nam Bộ

    Không biết từ khi nào, trên vùng đất phương Nam đã phổ biến những câu ca dao về bánh, từ việc mượn cái bánh để giao duyên, dân gian còn cường điệu, cho thấy loại vật cũng mê ăn bánh
    Thư viện tỉnh Ninh Thuận tổ chức lớp tập huấn về phần mềm báo cáo thống kê thư viện OBV
     01/11/2017 00:03

    Thư viện tỉnh Ninh Thuận tổ chức lớp tập huấn về phần mềm báo cáo thống kê thư viện OBV

    Đây là phần mềm bắt buộc các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng của các địa phương trên cả nước phải thực hiện báo cáo theo định kỳ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
  • Một số kết quả hoạt động phục vụ Thiếu nhi hè năm 2017
     24/08/2017 21:02

    Một số kết quả hoạt động phục vụ Thiếu nhi hè năm 2017

    Các hoạt động phục vụ hè năm 2017 được hệ thống thư viện công cộng tỉnh Ninh Thuận quan tâm triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở, đã thực sự thu hút, tập hợp nhiều thanh thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động của các Thư viện trong dịp hè.

Thư viện điện tử - cuộc cách mạng thầm lặng

Thứ ba - 27/01/2015 02:35
Năm 2014 đánh dấu chặng đường tròn 20 năm in-tơ-nét đặt chân đến Việt Nam. Một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ của in-tơ-nét giai đoạn hiện nay là báo chí, xuất bản. Sách báo điện tử, sự phát triển của mạng xã hội... khiến nhiều tác giả có thể tự quảng bá và thu lợi cho mình từ môi trường in-tơ-nét. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Không còn sách, báo in truyền thống, vậy thì các thư viện sẽ lưu trữ cái gì? Thành trì kiên cố bảo tồn và lưu trữ sách báo, văn bản, tài liệu phải chăng cũng đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, vì giờ đây mọi thứ đều có trên mạng?

Xu thế tất yếu

Nhà nghiên cứu Vũ Sỹ Dũng cho rằng: "Tôi nhận thấy trước rằng trong 20 năm nữa thôi, tất cả sách mới sẽ được xuất bản dưới dạng số, các bộ sưu tập thư viện hiện nay sẽ dần dần chuyển dịch ra khỏi các bộ sưu tập in truyền thống".

Thư viện truyền thống sẽ được thay thế bằng thư viện điện tử - mà giờ đây mô hình này thậm chí chỉ thu gọn vào trong bộ lưu trữ của một chiếc máy tính, hoặc gửi vào một đám mây điện toán nào đó. Việc số hóa sẽ giản tiện cho công tác quản lý, cũng như thuận lợi cho độc giả vào đăng ký và tìm tài liệu mình cần. Chưa kể những tính năng hiện đại cho phép chèn hình ảnh, âm thanh và cả video clip vào các tệp dữ liệu, giúp cho việc cung cấp thông tin phong phú, đa dạng hơn rất nhiều.

Hiện nay, việc số hóa tại các thư viện đã và đang diễn ra một cách thầm lặng nhưng không kém phần tích cực. Tại Yên Bái, từ đầu năm 2013, thư viện tỉnh đã số hóa đầu tiên với sản phẩm là Bộ sưu tập tài liệu cổ với gần 400 cuốn tài liệu cổ và khoảng hơn 20.000 trang tài liệu bằng chữ Hán - Nôm (Nôm Tày, Nôm Dao), chữ Thái cổ và một số bộ tranh cổ (tranh thờ, tranh treo tường). Phần lớn các tài liệu này là độc bản, rất có giá trị về lịch sử - văn hóa - ngôn ngữ - văn học; được viết tay trên giấy dó, bìa bằng giấy bồi, vải, vỏ cây. Còn tại Thư viện Quốc gia, độc giả có thể tìm kiếm tài liệu trực tuyến tại thư mục "Hệ quản trị thư viện điện tử tích hợp". Phần "Sách mới" của thư mục này hiện đã tập hợp được hơn 43.000 tài liệu. Tất nhiên việc số hóa toàn bộ những tài liệu mà thư viện đang lưu trữ không phải là việc có thể làm trong ngày một ngày hai, nhưng sự chuyển đổi tại đây cho thấy sự sẵn sàng của nhà quản lý trong việc tạo lập nên diện mạo mới của thư viện thời công nghệ số.

Thư viện của các trường đại học, các viện nghiên cứu, thậm chí các cá nhân cũng đã tự thiết lập thư viện điện tử cho riêng mình. Nghiên cứu gần đây của tác giả Vũ Thị Ngọc Liên cho biết từ năm 2000 đến nay hầu hết thư viện tại các trường đại học đều sử dụng phần mềm quản lý thư viện với hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiên tiến để quản lý cơ sở dữ liệu thư viện. Việc xây dựng, sử dụng thư viện điện tử có thể coi như một cuộc cách mạng trong lĩnh vực lưu trữ bởi lẽ nó giúp giản tiện một bộ máy cồng kềnh, cũng như những thủ tục rườm rà, trong khi công năng hoạt động thì hữu dụng hơn rất nhiều.

Và những băn khoăn

Ðơn giản, thuận tiện, kinh phí không quá cao, nhưng dường như thư viện điện tử cũng đang trở thành mối lo ngại của một số đơn vị/cá nhân, bởi họ sợ rằng sự phát triển của loại hình mới này sẽ đe dọa trực tiếp đến lợi ích của đơn vị/cá nhân mình (như các nhà xuất bản, các đơn vị kinh doanh sách ebook, các tác giả...). Bởi lẽ, thư viện là đơn vị hoạt động công ích, có nhiệm vụ lưu trữ và phục vụ cộng đồng. Khi việc số hóa được thực hiện, sự thuận tiện của mô hình này chắc chắn sẽ hút một lượng lớn độc giả tìm đọc sách tại đây. Chưa kể sự liên thông trong mạng lưới các thư viện khiến cho độc giả không phải mất nhiều công tìm kiếm tài liệu mình cần. ThS. Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc Thư viện Trường đại học Khoa học Tự nhiên, ÐHQG TP Hồ Chí Minh đặt ra câu hỏi: "Có bao nhiêu sách sẽ được xuất bản trực tuyến nếu toàn bộ thị trường có thể bị phá hủy bởi việc bán một bản điện tử cho một thư viện công cộng?". Việc kinh doanh ấn bản phẩm chắc chắn sẽ bị đe dọa khi mà ở bất cứ đâu, chỉ cần một chiếc máy tính nối mạng, kết nối trực tiếp với các thư viện điện tử đang ngày càng phổ biến hơn, độc giả đã có thứ mình cần.

Bên cạnh đó, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của sách điện tử cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết như: việc quản lý, vận hành ngành xuất bản truyền thống; yêu cầu sắp xếp lại hoạt động của hệ thống thư viện; việc bảo vệ tính nguyên gốc của các văn bản phẩm; quyền tác giả trước nạn sao chép dễ dàng từ in-tơ-nét; mối quan hệ giữa nhà xuất bản và tác giả; thời hạn khai thác bản quyền... Hiện nay, việc ký hợp đồng bản quyền giữa tác giả và nhà xuất bản thường duy trì trong thời hạn từ một đến năm năm. Ðiều này có lẽ cần phải được cân nhắc lại khi sách điện tử trở thành xu hướng mới, vì thời hạn hợp đồng quá ngắn sẽ vô hình trung làm mất lợi thế cạnh tranh của chính các nhà xuất bản.

Các vấn đề nêu trên sẽ được tháo gỡ dần. Nhưng điều dễ thấy là hàng năm, hệ thống thư viện đều dành một số kinh phí khá lớn cho việc bổ sung các đầu sách mới. Tuy nhiên, khi các ấn phẩm đã được số hóa thì khoản chi phí này sẽ giảm đi đến hai lần, bao gồm: chi phí mua sách, và chi phí số hóa. Các thư viện chỉ cần mua lại các bản sách điện tử và nạp vào kho của mình. Vấn đề chưa dừng lại ở đó, bởi trước xu hướng các trường đại học, viện nghiên cứu, nhà xuất bản, thậm chí các cá nhân đều đang tích cực số hóa các ấn phẩm, tài liệu của mình, tự thiết lập các thư viện điện tử của mình để phục vụ cộng đồng thì câu hỏi đặt ra là: sự tồn tại của hệ thống thư viện nhà nước liệu có cần thiết nữa không?

Dù vẫn còn những hoài nghi, nhưng rõ ràng mô hình thư viện điện tử đang mở ra những cơ hội mới cho độc giả trong việc lưu trữ, tìm kiếm thông tin. Nếu chúng ta biết cách chủ động để nắm bắt cơ hội này, nỗ lực tìm hướng giải quyết thì chắc chắn khó khăn nào cũng có giải pháp. Bởi mục đích cuối cùng của sự phát triển vẫn là nhằm phục vụ con người được tốt nhất. 


 
PHONG ÐIỆP
 
http://www.nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay11,745
  • Tháng hiện tại80,764
  • Tổng lượt truy cập9,868,048
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây