• Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn nghiệp vụ năm 2018
     25/06/2018 23:24

    Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn nghiệp vụ năm 2018

    Trong 7 ngày từ 11 đến 17 tháng 6 năm 2018, Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn cho cán bộ thư viện. Theo đó, hơn 20 cán bộ thư viện tỉnh cùng với thư viện các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh tham dự khóa tập huấn.
    Mùa hè này ở Thư Viện Bình Thuận
     25/06/2018 05:00

    Mùa hè này ở Thư Viện Bình Thuận

    Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có điều kiện vui chơi, giải trí và đọc sách trong dịp hè, Thư viện tỉnh Bình Thuận là điểm lý tưởng thu hút đông đảo thiếu nhi đến đọc sách, giải trí…
  • TƯNG BỪNG NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI CHỦ ĐỀ “SÁCH VỚI CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA”

    Trong 4 ngày từ 15/3 đến 18/3/2017, tại trụ sở Thư viện tỉnh Bình Thuận diễn ra ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách với chủ quyền biên giới quốc gia”.Các đơn vị tham gia phục vụ ngày hội sách có Thư viện tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, nhà sách Fahasa Bình Thuận, Fahasa Phan Thiết, Công ty CP sách và thiết bị trường học.

    Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức phục vụ sách lưu động

    Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tiếp cận, duy trì và phát triển phong trào đọc sách, báo; giúp các em học sinh đọc được những cuốn sách hay, bổ ích, nhiều nội dung phong phú.
  • DẠ HỘI ĐIỆN ẢNH 2016
     28/04/2016 04:49

    DẠ HỘI ĐIỆN ẢNH 2016

    Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam tổ chức Dạ hội điện ảnh năm 2016 tại xã Tân Thành – huyện Hàm Thuận Nam. .......

KỶ NIỆM 126 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2016)

Thứ tư - 18/05/2016 21:21

HỌC TẬP, LÀM THEO TẤM GƯƠNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA BÁC
KỶ NIỆM 126 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2016)

KỶ NIỆM 126 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890 - 19/5/2016)


Trong những ngày tháng này, vấn đề hạn hán khốc liệt và kéo dài ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, nước mặn xâm nhập sâu vào các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cá biển chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung... đã, đang và là mối quan tâm sâu sắc của Chính phủ, toàn dân. Đến nỗi, Nhà nước ta phải kêu gọi sự giúp đỡ của Liên hợp quốc cho những tỉnh bị thiên tai nói trên. Chính phủ, nhiều bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc một cách quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp đồng bào các địa phương bị hạn hán, xâm nhập mặn, cá chết... vượt khó, vươn lên. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do tác động tiêu cực của con người.

Ngay từ rất sớm, vào giữa thế kỷ XIX, trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên”, F. Ăng ghen đã cảnh báo về sự “trả thù” của của tự nhiên đối với con người khi con người coi mình là “kẻ thống trị” tự nhiên, hành động “bóc lột” tự nhiên một cách thái quá. Còn C. Mác lại đề cập khía cạnh phản đạo đức, phản văn hóa trong quá trình con người tác động vào tự nhiên. Mặc dù không qua trường lớp nào đào tạo về những kiến thức về môi trường nhưng với khả năng tự học đặc biệt cùng với những trải nghiệm trong thực tiễn, qua quá trình hoạt động cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn luôn thể hiện là một người đi tiên phong trong nhận thức và nhất quán trong tư duy và ngày càng phong phú, sinh động cụ thể ý thức bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Điều này thể hiện trong rõ trong cuộc đời của Bác thể hiện qua nhiều bài nói, bài viết, qua các câu chuyện sinh hoạt hằng ngày.

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, khi bôn ba ở các nước tư bản, các nước thuộc địa ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, mục đích chính của Bác Hồ là tìm con đường để cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ, nhưng đồng thời Bác lại có tầm nhìn lâu dài, đi trước về vấn đề môi trường ở các nước thuộc địa. Nhiều bài viết trong giai đoạn từ năm 1920 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã lên án chính sách khai thác thuộc địa ở Đông Dương, ở châu Phi, châu Mỹ của chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Những chính sách khai thác này làm lãng phí, kiệt quệ các mỏ khoáng sản thiên nhiên, chặt phá các cánh rừng để lập các đồn điền và mất cân bằng sinh thái, sa mạc hóa ở nhiều vùng khi nắn các dòng chảy của sông cho để tập trung nguồn nước vào một số nơi. Cùng với việc tố cáo, lên án các chính sách bóc lột khai thác, bóc lột về kinh tế, ở nhiều bài viết, bài nói trong giai đoạn này, Nguyễn Ái Quốc còn lên án sự bóc lột lao động, nhân dân ở các nước thuộc địa về thể xác và về văn hóa bằng nhà tù, thuốc phiện và rượu cồn. Đây chính là khía cạnh sự tàn phá môi trường nhân văn.

>> Xem toàn văn <<

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay10,278
  • Tháng hiện tại99,883
  • Tổng lượt truy cập8,498,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây