• Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn nghiệp vụ năm 2018
     25/06/2018 23:24

    Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn nghiệp vụ năm 2018

    Trong 7 ngày từ 11 đến 17 tháng 6 năm 2018, Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức tập huấn cho cán bộ thư viện. Theo đó, hơn 20 cán bộ thư viện tỉnh cùng với thư viện các huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh tham dự khóa tập huấn.
    Mùa hè này ở Thư Viện Bình Thuận
     25/06/2018 05:00

    Mùa hè này ở Thư Viện Bình Thuận

    Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có điều kiện vui chơi, giải trí và đọc sách trong dịp hè, Thư viện tỉnh Bình Thuận là điểm lý tưởng thu hút đông đảo thiếu nhi đến đọc sách, giải trí…
  • TƯNG BỪNG NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH VỚI CHỦ ĐỀ “SÁCH VỚI CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI QUỐC GIA”

    Trong 4 ngày từ 15/3 đến 18/3/2017, tại trụ sở Thư viện tỉnh Bình Thuận diễn ra ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách với chủ quyền biên giới quốc gia”.Các đơn vị tham gia phục vụ ngày hội sách có Thư viện tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, nhà sách Fahasa Bình Thuận, Fahasa Phan Thiết, Công ty CP sách và thiết bị trường học.

    Thư viện tỉnh Bình Thuận tổ chức phục vụ sách lưu động

    Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tiếp cận, duy trì và phát triển phong trào đọc sách, báo; giúp các em học sinh đọc được những cuốn sách hay, bổ ích, nhiều nội dung phong phú.
  • DẠ HỘI ĐIỆN ẢNH 2016
     28/04/2016 04:49

    DẠ HỘI ĐIỆN ẢNH 2016

    Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Thuận phối hợp với UBND huyện Hàm Thuận Nam tổ chức Dạ hội điện ảnh năm 2016 tại xã Tân Thành – huyện Hàm Thuận Nam. .......

Nhọc nhằn sống chung với nước biển ngày càng dâng cao

Thứ tư - 27/04/2016 20:28
Vài năm trở lại đây, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân thôn Hồ Tôm, xã Tân Phước, thị trấn Lagi, tỉnh Bình Thuận. Hàng trăm hộ phải di chuyển về khu tái định cư vì những con sóng đã “nuốt chửng” ngôi nhà của họ. Nhọc nhằn sống chung với nước biển ngày càng dâng cao Nước biển lúc này đã rút bớt nhưng chỉ cách nhà dân chừng vài mét ở thôn Hồ Tôm, xã Tân Phước, thị xã Lagi.


Còn những người ở lại thì phải chịu một cuộc sống bấp bênh không biết ngày mai sẽ dạt về đâu?

“Có trong chăn mới biết chăn có rận”

Nhân được phản ánh của người dân thôn Hồ Tôm, xã Tân Phước, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận, nhóm PV chúng tôi đã có mặt tại đây để ghi lại những gì đang xảy ra. Dẫn chúng tôi vào khu dân cư nằm sát biển là con đường nhỏ bê tông dù mới làm nhưng không còn bằng phẳng. Một vài người đang cố luồn những sợi dây điện ngoằn ngoèo như mạng nhện. Những chiếc “cột điện” mảnh khảnh làm bằng cây chàm khô khẳng khuyu cắm tạm trên mặt cát. Hể gặp gió to, sóng lớn là ‘gãy như chơi’. Sát bờ biển là những xác nhà bỏ hoang, những hộ còn lại “tạm gọi là nhà” gắng bám trụ thì cũng đang sống trong cảnh khốn khó.

Ngồi trong nhà chị Hằng (39 tuổi, thôn Hồ Tôm) mà trước mắt chúng tôi, những con sóng như đang vũng vẫy, gào thét đập mạnh vào bờ được kè tạm bằng cọc gỗ và đất đá. Chưa bao giờ chúng tôi thấy biển thật “gần gũi” đến vậy. Chị Hằng tay bưng cốc trà mắt nhìn ra biển nói: “Khổ lắm các chú ạ! Nhiều khi đang ngồi ăn cơm, sóng biển đánh mạnh đến nỗi nước văng cả vào mâm. Nên bây giờ cứ bưng mâm cơm ra là cửa phải đóng kín mít lại. Ăn cơm nhà mà chả khác chi ăn cơm tù vậy đó!”.

Đã vậy ở cái thôn này nhìn quanh quẩn cũng chỉ có người già, phụ nữ và trẻ em. Hỏi ra mới biết đàn ông tất cả đều đi biển. Con trai cứ đến 15, 16 tuổi đã bắt đầu tập với cuộc sống ngoài khơi. Họ làm mướn cho các gia đình có thuyền(ghe), lênh đênh ngày tháng trên biển để kiếm tiền mưu sinh mà đâu biết rằng chính biển cũng đang hành hạ những người thân của họ. Chị Hằng tiếp câu chuyện bằng ánh mắt buồn rười rượi: “Bố, và anh trai của hai đứa đây đang phải đi biển làm thuê cho người ta, tháng chỉ về có 2, 3 ngày rồi lại đi, quanh năm cứ như vậy. Những ai đi biển trong làng này cũng thế chứ không riêng gì gia đình tôi đâu. Ở nhà lỡ có “tối lửa tắt đèn” thì cũng có chị, em hàng xóm chạy qua chạy lại với nhau”. Cuộc sống người dân biển vốn đã vất vả bây giờ chỉ mỗi việc “sống” thôi cũng không được yên ắng.

Biết bao trẻ em nơi đây hàng đêm phải giật mình, khóc thét với ngọn sóng ngày đêm vỗ ầm ầm đẩy nước vào tận nơi chân giường. Nhớ lại hai ba năm về trước, vùng biển nơi đây vốn có bờ biển trải dài cát trắng được bao bọc bởi rừng cây dương rậm rạm, xanh vút. Vậy mà giờ đây chẳng còn lại gì. Chỉ còn lại là giếng nước vùi đầy cát, gốc cây khô nằm trơ trọi nằm trên bãi đá trước những ngọn sóng hung tàn.

Anh Lê Văn Đức, 28 tuổi chân đang khập khễnh chống nạng vì tai nạn giao thông chia sẻ: “Tết vừa rồi đang ngồi chơi trong nhà bạn (nằm sát biển), tự dưng nước biển tràn vào vậy là cả đám phải xăn ống quần lên tận đầu gối lội bì bõm ra ngoài. Mà không chỉ có nước không, rác ở đâu cũng tấp vào nhiều lắm. Lúc đó các anh mà chứng kiến được mới biết cuộc sống chúng tôi khổ như thế nào, nhìn mà thương tâm”.

Nước biển thường dâng lên cao vào những tháng cuối năm hay có gió bão, cái mùa mà bà con đi biển hay gọi là “mùa bấc” khiến nhà cửa sập đổ, mất điện, mất nước, đường sá hư hỏng nặng… khiến hàng trăm hộ dân sinh sống quanh biển mong muốn có cuộc sống bình yên không riêng gì ở thôn Hồ Tôm mà kể cả các thôn, xã lân cận khác. Ông Lê Tấn Cường, 50 tuổi trưởng thôn Hồ Tôm cho biết: “Bà con ở đây sống cực khổ lắm các chú! mùa nắng thì thiếu nước ngọt, mùa mưa thì bão lũ, người dân vùng này quanh năm khốn khổ vì ông trời. Hai năm gần đây nước biển tiến sâu vào gây thiệt hại kinh tế cho bà con khiến cuộc sống họ càng thêm khó khăn”.

Khi được hỏi về những biện pháp khắc phục về tình trạng sạt lở, xói mòn đất ảnh hưởng đến cuộc sống của những hộ dân ven biển ông Cường cho hay:“ Nhà nước đã quan tâm đến chúng tôi bằng việc hỗ trợ cho mỗi gia đình bị thiệt hại 30m2 đất(5*15) và hai mươi triệu đồng. Đối với bờ biển, do còn thiếu kinh phí nên chỉ làm kè tạm bằng việc đắp đổ đất đá, ban đầu thấy ổn định nhưng trải qua đợt áp thấp nhiệt đới vừa qua bờ kè chịu không nổi. Việc đắp bờ kè chỉ là những biện pháp đối phó tạm thời, dù biết việc này như ‘rắc muối vào biển’ nhưng vẫn phải làm vì cuộc sống của người dân”. Ông cũng chia sẻ thêm, trước mắt đã di dời hơn 100 hộ bị mất nhà và bố trí vào khu tái định cư mới ở thôn Phước Hải, hiện tại đang tiếp tục có kế hoạch di dời những hộ còn lại trong sớm nhất.

Bình yên được trả lại

Chúng tôi tìm đến khu tái định cư mới tại thôn Phước Hải, xã Tân Phước, thị xã Lagi. Nơi đây những con đường nhựa hình bàn cờ, sạch sẽ, thoáng mát. Những căn nhà vững chãi khang trang được mọc lên. Nơi đây cuộc sống của người dân được bình yên, không còn lo sóng biển, bão tố… như xưa, đích thực là một nơi đáng để sống.

Bà Loan (chủ cửa hàng tạp hóa) có căn nhà lớn mới mẻ, khang trang nhất khu phố hớn hở cho hay: “Ngày xưa nhà chúng tôi ở thôn Hồ Tôm, vì biển lấn vào nên mất nhà vậy phải lên đây. Cuộc sống khu tái định cư này thoải mái lắm! Đường sá sạch đẹp, nhà ai cũng mới mẻ chẳng còn phải sống trong lo sợ như trước đây. Nhà tôi bán tạp hóa, chuyển về đây thì không bán được như xưa vì dân còn ít. Tuy có chút khó khăn nhưng chẳng đáng là bao so với ngày còn ở chỗ cũ”. Lúc này, mặt trời cũng đã dần buông. Những đứa trẻ hớn hở vui đùa cùng nhau trên con đường mà chúng vừa làm quen, các bà, các chị tụ tập nói cười vui vẻ. Lâu lâu những con gió mát lại ập về thổi tốc vào mặt như xua đi cái vị mặn đắng, chua chát của biển. Hai chúng tôi ngậm ngùi quay xe trở về mà lòng nhẹ nhõm. Và nếu được đặt chân một lần nữa tới đây chúng tôi mong rằng sẽ không còn cảnh người dân phải sống chung, ở cùng nước biển nữa. Khu tái định cư này sẽ phồn thịnh hơn để cuộc sống bà con xứ biển không còn trăm bề vất vả.
 
THANH TÙNG – XUÂN NHÂN // http://nongnghiep.vn.- 2016 (ngày 16 tháng 4)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,829
  • Tháng hiện tại43,478
  • Tổng lượt truy cập10,033,793
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây