THƯ VIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020

Thứ năm - 10/09/2015 23:26
TVBP - Sau hơn 18 năm thành lập và phát triển, hệ thống thư viện công cộng của tỉnh với 01 Thư viện tỉnh, 09 Thư viện cấp huyện, thị xã và 25 điểm truy cập Internet công cộng, với nguồn nhân lực 19 biên chế, hợp đồng; vốn sách 93.120, báo 150 loại, tạp chí và 10.000 tài liệu số (Thư viện điện tử). Kết quả phục vụ nhân dân hơn 500.000 lượt bạn đọc với hơn 2 triệu lượt sách, báo được luân chuyển.
Hình min họa
Hình min họa
Trong quá trình hội nhập đã hình thành xã hội thông tin, trong đó thông tin và tri thức ngày càng có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội . Do đó, việc đảm bảo phục vụ nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin một cách hữu ích phục vụ phát triển kinh tế văn hóa – xã hội ở địa phương là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Để làm tốt nhiệm vụ đó thì hoạt động thư viện với mục tiêu là đáp ứng nhanh, đầy đủ mọi nhu cầu về thông tin của bạn đọc là rất quan trọng và càng không thể xem nhẹ trong tình hình hiện nay. Nhiệm vụ đảm bảo nhu cầu thông tin cho các tầng lớp nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của hệ thống thư viện công cộng, nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước xem  Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và “Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển”. Để thực hiện được sứ mệnh ấy, hệ thống thư viện công cộng của tỉnh Bình Phước phải đảm bảo tốt nhất về con người và nguồn tư liệu dồi dào… mới có khả năng đáp ứng cho nhiệm vụ.
Sau hơn 18 năm thành lập và phát triển, hệ thống thư viện công cộng của tỉnh với 01 Thư viện tỉnh, 09 Thư viện cấp huyện, thị xã và 25 điểm truy cập Internet công cộng, với nguồn nhân lực 19 biên chế, hợp đồng; vốn sách 93.120, báo 150 loại, tạp chí và 10.000 tài liệu số (Thư viện điện tử). Kết quả phục vụ nhân dân hơn 500.000 lượt bạn đọc với hơn 2 triệu lượt sách, báo được luân chuyển.
Song song với nhiệm vụ phục vụ bạn đọc trong hệ thống Thư viện, các Thư viện trong tỉnh còn chủ động phối kết hợp với các Sở, ngành, đơn vị, các Trường học tổ chức và tham gia các hoạt động đào tạo, hội thảo bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng các tủ sách phục vụ công nhân (19 tủ sách) trong các khu công nghiệp, phục vụ cán bộ chiến sĩ Công an, Quân đội, phạm nhân trong các Trại tạm giam, Trại giam của ngành Công an, phục vụ thiếu nhi, học sinh, sinh viên … Thông qua các hoạt động phối hợp, các Thư viện đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là thiết chế văn hóa, giáo dục, là cánh tay nối dài của cả hệ thống chính trị nhằm phục vụ nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, với những kết quả nêu trên thì hệ thống Thư viện công cộng của tỉnh không phải không gặp những khó khăn trở ngại làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng phục vụ như: Trang thiết bị còn quá lạc hậu, trụ sở làm việc chưa phù hợp theo quy định, nguồn nhân lực chưa ổn định và chất lượng chuyên môn chưa cao ( nhất là cấp huyện, xã ), nguồn sách, báo vẫn còn hạn chế về số lượng, cơ cấu.
Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới, nông nghiệp và có đồng bào dân tộc thiểu số ( 41 dân tộc, chiếm gần 20% dân số) với những nội dung nhiệm vụ nên trên thì Thư viện tỉnh phải có định hướng tốt, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu đưa Bình Phước trở thành tỉnh có các chỉ số phát triển về văn hóa ở mức khá so với cả nước. Để thực hiện mục tiêu này thiết nghĩ phải tập trung phát triển trên một số trọng tâm:
1. Phải thật sự xem trọng  lợi ích, cũng như vai trò, vị trí của Thư viện trong đời sống xã hội để có quyết sách phù hợp cho sự phát triển hệ thống Thư viện trên các mặt: Địa điểm (trung tâm, thuận lợi), trụ sở làm việc, kinh phí và con người.
2. Đầu tư phát triển hệ thống Thư viện công cộng phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Phước theo chính sách hướng về cơ sở, phát huy năng lực phục vụ của hệ thống thư viện là góp phần nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và xây dựng xã hội học tập đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
3. Hệ thống Thư viện công cộng là thiết chế Văn hóa, giáo dục, là cánh tay nối dài của hệ thống chính trị, có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng văn hóa đọc nhằm nâng cao chất lượng con người Việt Nam  trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
4. Đầu tư theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện nhằm nâng cao khả năng cung cấp thông tin, phục vụ nhân dân.
5. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống Thư viện công cộng theo hướng chuẩn hóa, chuyên nghiệp với các kỹ năng cần thiết.
6. Tăng cường phục vụ nhân dân vùng sâu vùng xa vùng khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cùng các đối tượng khác thông qua hoạt động luân chuyển sách, báo và Thư viện lưu động.
7. Là tỉnh giáp biên giới với 03 tỉnh Campuchia với đường biên giới dài khoảng 260,4 km nên nhu cầu thông tin phục vụ Lãnh đạo tỉnh trong công tác đối ngoại với phía Campuchia là rất quan trọng nên cần thiết phải hình thành bộ phận khai thác các thông tin về Campuchia. Bộ phận này có nhiệm vụ khai thác các nguồn thông tin từ nhiều nguồn được bổ sung để biên soạn thành thư mục với các tiêu chí cụ thể và lựa chọn các thông tin quan trọng, phục vụ lãnh đạo trong công tác đối ngoại cũng như mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa và hợp tác nhiều mặt với các tỉnh bạn thuộc Vương quốc Campuchia.
Ngoài việc Nhà nước đảm bảo các điều kiện thì đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác thư viện trong toàn tỉnh cũng phải nỗ lực cố gắng hoàn thiện mình từ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và kỷ năng phục vụ bạn đọc, có tâm huyết với nghề mới thực hiện được một cách hiệu quả nhiệm vụ được giao và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong hệ thống Thư viện./.
 
                                                                                       Trần Đại Chính – GĐ Thư viện tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay2,114
  • Tháng hiện tại12,801
  • Tổng lượt truy cập9,708,705
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây