Những thách thức trong việc ứng dụng thư viện số tại Việt Nam

Thứ hai - 26/01/2015 21:11
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tạo ra hàng loạt các sản phẩm công nghệ hiện đại và có tính ứng dụng cao. Các loại hình sản phẩm này đã tác động và làm biến đổi về chất các loại hình thư viện truyền thống. Từ đó dần hình thành loại hình thư viện số tại Việt Nam.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về thư viện số: Thư viện số là tập hợp của các máy tính số, các thiết bị máy móc lưu trữ và trao đổi thông tin cùng với bối cảnh và phần mềm cần thiết để sản xuất và cung cấp các dịch vụ thông tin thư viện tương tự như các thư viện truyền thống vẫn làm đối với tài liệu giấy và các loại hình tài liệu truyền thống khác trong qua trình thu thập, biên mục, tìm kiếm và phố biến thông tin…hay nói cách khác thư viện số chính là nơi sử dụng công nghệ để chuyển câu hỏi thành câu trả lời.

Các thư viện số là các tổ chức cung cấp nguồn lực, trong đó bao gồm các chuyên gia, để lựa chọn thông tin, cấu trúc hóa, đưa ra các phương thức truy cập và phân phối thông tin hiệu quả, cũng như đảm bảo sự toàn vẹn và của bộ sưu tập số sao cho chúng luôn sẵn sàng và kinh tế để phục vụ một cộng đồng cụ thể hoặc một nhóm cộng đồng.

Tính năng vượt trội

Bắt nguồn từ sự phát triển của Internet, thư viện số đã trải qua một vài giai đoạn phát triển và có những thành tựu quan trọng trong việc cung cấp nguồn thông tin và dịch vụ tốt hơn và thuận tiện hơn cho người dùng tin. Việc số hóa tài liệu sẽ giúp giảm thiểu đáng kể diện tích, không gian lưu giữ; Thứ hai là giúp việc bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu truyền thống được lâu hơn; Thứ ba là dễ dàng mở rộng phạm vi cộng đồng người sử dụng nguồn tài nguyên thông tin của cơ quan thông tin, thư viện; Thứ tư là tiện ích trong việc truy xuất tìm kiếm thông tin ở bất kỳ đâu vào bất cứ thời điểm nào một cách nhanh chóng, dễ dàng; Thứ năm là thuận lợi trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin của thư viện với các thư viện khác. Thứ sáu là giảm thiểu tối đa sức người, sức của cho việc quản lý nguồn tài nguyên thông tin truyền thống; Thứ bảy là góp phần nhanh chóng tái tạo thông tin mới có giá trị gia tăng cao hơn.

Khó khăn và thách thức

Do cấu trúc và tính năng hiện đại, thư viện số hoạt động dựa trên cơ sở là những thành tựu mới nhất về công nghệ thông tin, bởi vậy, việc ứng dụng thư viện số đã gặp phải không ít những khó khăn và thách thức.

Thách thức đầu tiên đến từ các vấn đề kỹ thuật, mà quan trọng nhất là vấn đề lưu trữ nguồn tài liệu dạng số. Để có thể cung cấp lượng thông tin cần thiết, cả dạng số và truyền thống, các thư viện số phải thu thập và lưu trữ một số lượng lớn các thông tin chất lượng cao. Thông tin số hoá do đó là một phần quan trọng của vốn tài liệu. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ nặng nề bởi việc lưu trữ và bảo quản tài liệu số cần có một số những yêu cầu cụ thể, đặc biệt là đối với tất cả những tư liệu số đặc biệt, độc đáo với những yếu tố then chốt cần phải được lưu trữ, đó là khả năng cho phép sao chép một cách hoàn hảo, cho phép truy cập không giới hạn về đồ hoạ.

Bản chất và phạm vi của việc lưu trữ thông tin số hoá dài hạn đòi hỏi các hoạt động hợp tác giữa các tổ chức. Không một cơ quan riêng lẻ nào có khả năng thực hiện vai trò lưu trữ tất cả các tài liệu số và các thoả thuận và liên minh hợp tác là cần thiết để có thể xử lý được một loạt các vấn đề, ví dụ như phân chia trách nhiệm cho từng lĩnh vực hoặc loại hình tài liệu cụ thể, mức độ trùng lắp thông tin lưu trữ, hoặc các điểm truy cập, các nguồn tài chính, và các quốc gia hoặc vùng khác nhau.

Một thách thức khác được đặt ra đó là tác quyền và việc truy cập thông tin bởi lẽ vật mang tin số không giống như các vật mang tin truyền thống như sách báo, CD,…Hơn nữa, các thư viện và cơ quan lưu trữ cũng có thể quan tâm đến việc số hoá một số tài liệu cũ. Tài liệu này có thể không có bán trên thị trường nữa nhưng vần còn bản quyền. Nếu thư viện muốn số hoá tài liệu này, họ phải, hoặc là yêu cầu cấp giấy phép từ người giữ bản quyền cho phép số hoá tài liệu, hoặc là chấp nhận nguy cơ bị kiện và tiến hành số hoá tài liệu.

Hỗ trợ bạn đọc tìm kiếm thông tin là một trong những dịch vụ then chốt của thư viện số. Điều này cũng tạo ra một thách thức lớn cho cán bộ thư viện số, những người phải hoàn thành nhiệm vụ khó khăn là hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm thông tin trong môi trường web.

Bên cạnh những thách thức trên, để có thể cung cấp nguồn tài liệu số phong phú, tất nhiên còn rất nhiều thách thức khác mà thư viện số phải đối mặt, ví dụ như sự phát triển liên tục của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu dẫn đến những thay đổi về công nghệ; sự phát triển của các công nghệ hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trên mạng; tuân thủ và phát triển các tiêu chuẩn về tính năng hoạt động liên thông và thư viện số liên kết.

Để xây dựng được một nền CNND ở tầm quốc gia cần phải: Có một hành lang pháp lý đủ mạnh để: một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tìm kiếm, xử lý, số hoá, bao gói, chuyển giao thông tin; mặt  khác,  bảo  vệ  thiết  thực  bản  quyền  tác  giả  đối  với  các  CSDL cũng  như những thông tin mà các cá nhân, tổ chức sở hữu và tất nhiên là bảo đảm bí mật quốc gia; Có sự phối hợp chặt chẽ về mặt tổ chức, liên kết, phân công phân mảng giữa các cơ quan có hoạt động số hoá tài liệu;   Có  lực  lượng  cán  bộ  chuyên  trách  thu  thập,  số  hoá,  bao  gói  thông  tin  (lực lượng này không phải chỉ là cán bộ thông tin, thư viện);  Trang bị các thiết bị hiện đại cho các cơ sở tham gia số hoá: ví dụ các máy quét  chuyên  dụng  (nhanh,  chất  lượng  cao,  quét  được  các  khổ  lớn,  màu  sắc đẹp...); các USB, các máy chủ sao lưu với dung lượng lớn (hàng nghìn GB); các máy sao CD chuyên dụng,... Đặc biệt, đối với Việt Nam- một quốc gia còn rất phụ thuộc và bị động với nền công nghệ thế giới thì việc ứng dụng và sử dụng một cách hiệu quả thư viện số là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp.

Tuy nhiên nhìn chung, việc tiến tới thư viện số là xu hướng tất yếu, là mong muốn của mỗi thư viện. Bởi vậy, để có được một thư viện số hoạt động có hiệu quả, phát huy được thế mạnh “thông tin đặc thù” của mình, cơ quan chủ quản cần có kế hoạch sát thực, lựa chọn bước đi phù hợp, phải có chương trình thu thập, số hoá tài liệu và tạo lập các CSDL một cách đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là các CSDL toàn văn với các tài liệu có giá trị lâu dài thuộc phạm vi bao quát của cơ quan.

 
CN

Theo cinet.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay6,788
  • Tháng hiện tại80,132
  • Tổng lượt truy cập9,425,628
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây