Giới thiệu Thư Viện Ninh Thuận

Thư viện tỉnh Ninh Thuận từng bước chuẩn hóa và phát triển từ một Thư viện Tỉnh chủ yếu với phương thức hoạt động truyền thống chuyển dần sang phương thức hoạt động tiếp cận với các tiêu chí Thư viện hiện đại. Đồng thời, từng bước tích cực hội nhập và rút ngắn khoảng cách với các Thư viện tỉnh, thành trong hệ thống thư viện công cộng trên toàn quốc.
*  TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH :
  - Tháng 4/1992, tỉnh Thuận Hải chia thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.Thư viện tỉnh Ninh thuận được thành lập ngày 09/05/1992 theo  Quyết định số 28 QĐ/UB-NT của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận. Điều 1 của Quyết định số 28 QĐ/UB-NT của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 09/5/1992 có ghi : "Nay thành lập Thư viện tỉnh Ninh thuận trên cơ sở tiếp nhận phần phân chia về tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất, sách báo... của thư viện tỉnh Thuận Hải và củng cố bổ sung phát triển theo yêu cầu mở rộng hoạt động phục vụ,… ".
 - Ngày 31/12/1993, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Bản quy định vị trí, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Thư viện tỉnh Ninh Thuận kèm theo quyết định số 2276 QĐ/UB-NT ngày 31/12/1993 của UBND tỉnh Ninh Thuận .
- Để phù hợp với yêu cầu phát triển, Ngày 16/12/2005, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 411/2005/QĐ-UBND Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
-Ngày 02/12/2008, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 187/QĐ-SVHTTDL về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Ninh Thuận.
- Ngày 08/6/2016, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã ban hành quyết định số 115/QĐ-SVHTTDL về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Ninh Thuận thay thế quyết định số 187/QĐ-SVHTTDL ngày 02/12/2008.
- Địa điểm ban đầu : 197, Thống nhất, Phan rang (Thư viện thị xã cũ ). Đến 26/3/1993, chính thức bàn giao Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh, số 01 Hùng Vương, Phan Rang Tháp chàm làm trụ sở Thư viện tỉnh Ninh Thuận cho đến nay. Khu đất ban đầu : 1.730 m2, gồm dãy nhà 11 gian (đã đập bỏ để xây dãy nhà lầu mới như hiện nay) và căn nhà lầu cũ (Phòng mượn và thiếu nhi hiện nay).Tháng 9/1995, chính thức khai trương dãy nhà chính như hiện trạng hiện nay.
* TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ QUA CÁC THỜI KỲ
- Tại thời điểm mới thành lập năm 1992 bộ máy tổ chức gồm : 03 tổ chuyên môn (Hành chính, Nghiệp vụ và Phục vụ Bạn đọc). Nhân sự gồm 01 Giám đốc (Ông Lê Văn Lưu); 10 CBCNV, trong đó có: 06 cán bộ chính thức, 04 hợp đồng. Trình độ : 02 Đại học (có 01 ĐH thư viện) và 02 Trung cấp Thư viện.
- Từ năm 1994 đến năm 1996, bộ máy tổ chức gồm: 03 tổ chuyên môn (Hành chính, Nghiệp vụ và Phục vụ Bạn đọc). Nhân sự gồm 01 Giám đốc (Ông Mai Văn Đạo) và 15 CBCNV. Trình độ: 03 Đại học Thông tin - Thư viện, 02 Trung cấp Thư viện; 04 cao đẳng, trung cấp chuyên ngành khác, 04 trình độ THPT.
- Từ năm 1996 đến nay bộ máy tổ chức: luôn được duy trì từ 3 đến 4 bộ phận, phòng chuyên môn (Hành chính - Tổng hợp, Nghiệp vụ, Thông tin - Thư mục (hoặc phòng Tin học) và Phục vụ Bạn đọc). Nhân sự: Giám đốc (Ông Mai Văn Đạo (1994- 2017), ông Phạm Văn Hương (tháng 10 năm 2018 đến nay), Phó Giám đốc (Bà Đặng Thị Hoàng Anh ( 1996 - 2013), bà Phạm Thị Thơm ( tháng 9 năm 2012 đến nay). Công chức, viên chức và người lao động dao động từ 17 đến 21 người. Trình độ đội ngũ ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được với yêu cầu phát triển của Thư viện tỉnh.
Hiện nay theo QĐ số 115/QĐ-SVHTTDL ngày 08/6/2016 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thư viện tỉnh Ninh Thuận có 04 phòng chuyên môn, đang thực hiện 03 phòng chuyên môn (Hành chính - Tổng hợp, Nghiệp vụ - Tin học, Phục vụ Bạn đọc). Tổng số CCVC&NLĐ là 18 người, trong đó có 03 hợp đồng lao động Trình độ cán bộ: Đại học 11, Cao đẳng 5, THCS 02, chuyên ngành thư viện 10, chuyên ngành khác 5.
Như vậy kể từ ngày có quyết định thành lập đến nay, cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự của thư viện không ngừng được củng cố, phát triển dần dần đáp ứng được các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị trong thời kỳ mới. Trình độ đội ngũ có bước trưởng thành mới, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chiếm đa số và có phong trào thi đua nề nếp tạo được những bước phát triển mới trong sự nghiệp thư viện ở địa phương nhất là lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ và công tác thư viện cơ sở.
*KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ MẶT CHỦ YẾU :
          1.Công tác xây dựng vốn tài liệu:
   Vốn tài liệu ban đầu khoảng 30.000 bản sách (gồm lượng tài liệu của Thư viện thị xã Phan rang -Tháp Chàm và phần phân chia sách báo từ Thư viện tỉnh Thuận Hải ) đến nay đã có gần 170.000 bản sách các loại, với gần 200 tên báo, tạp chí và gần 5000 tên tài liệu điện tử.
2. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu:
- Việc xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục được đặc biệt quan tâm. Đã hoàn thành công tác hồi cố 100% các kho sách phục vụ bạn đọc theo chuẩn nghiệp vụ mới vào năm 2015 ( DDC, MARC21, AACR2 và biên mục tạo lập CSDL trên máy theo chương trình Ilib 4.0). Hiên nay có 61.767 biểu ghi CSDLTMTL và 7.631 biểu ghi CSDL. thẻ bạn đọc, tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc triển khai công tác phục vụ bạn đọc trên modul lưu thông của chương trình phần mềm Ilib 4.0.
3. Công tác phục vụ bạn đọc:
Bình quân mỗi năm đã phục vụ 500 buổi trong đó phục vụ lưu động 36-40 buổi phục vụ các đơn vị thuộc miền núi, vùng sâu vùng xa ; Phục vụ hơn 70.000 lượt Bạn đọc với  hơn 200.000 lượt tài liệu và hàng ngàn lượt bạn đọc tra cứu trực tuyến sử dụng Web.TVT; Cấp 1000 thẻ bạn đọc; luân chuyển hơn 60.000 lượt bản sách đến hơn 100 đơn vị cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Công tác tổ chức phục vụ các sự kiện, ngày lễ lớn, phục vụ thiếu nhi hè,... được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong tỉnh tổ chức tốt hoạt động sự kiện như Hội Báo Xuân, chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sự kiện Đại hội Đảng các cấp, sự kiện Ngày Sách Việt Nam, sự kiện gải phóng Ninh Thuận và kỷ niệm 20, 25 năm tái lập tỉnh và kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị nổi bật của đại phương, đất nước trong năm. Công tác phục vụ Bạn đọc Thiếu nhi thường xuyên được chú trọng tăng tính cải tiến và đa dạng hình thức như tổ chức Ngày Hội sách thiếu nhi hè, các cuộc thi vẽ, viết, tuyên truyền giới thiệu sách, tìm tin trên máy tính theo chủ đề,.... CLB Bạn đọc thiếu nhi đã được duy trì và nâng tính đa dạng các hình thức hoạt động (sinh hoạt nhóm sở thích âm nhạc, hội họa, tiếng Anh và làm đồ chơi handmade ,...) Ngoài việc quan tâm phục vụ bạn đọc thiếu nhi tại thư viện thì công tác phục vụ bạn đọc thiếu nhi ngoài thư viện cũng được thư viện tỉnh hướng tới bằng biện pháp tăng cường tổ chức các buổi phục vụ lưu động tại các điểm miền núi, vùng sâu, vùng xa hoặc các trường học trên địa bàn.
4. Công tác phối hợp và thư viện mạng lưới:
- Công tác phối hợp tổ chức hoạt động thư viện trên địa bàn tỉnh được duy trì thường xuyên từ công tác bổ sung vốn tài liệu đến công tác phục vụ bạn đọc và tổ chức phục vụ sự kiện. Đây là một trong những giải pháp trọng tâm mà thư viện tỉnh lựa chọn để thực hiện mục tiêu xã hội hóa các hoạt động thư viện. Từ những Chương trình phối hợp công tác của các bộ ngành Trung ương như Chương trình 430/CTrPH-BVHTTDL - BTT&TT, Chương trình 2645/CtrPH-BVHTTDL-BCA, Chương trình 2013/CtrPH-BVHTTDL - BCA, Chương trình 122/CTr-BVHTTDL-BGDĐT thư viện tỉnh đã tham mưu, cụ thể hóa triển khai thực hiện tại địa phương đạt được những kết quả khả quan. Nhờ thực hiện tốt các Chương trình phối hợp công tác nên đã khắc phục được thực trạng thiếu nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phục vụ cơ sở. Trong những năm qua tuy chưa có phòng công tác mạng lưới, cán bộ phụ trách công tác thư viện cơ sở hầu hết là kiêm nhiệm nhưng hàng năm thư viện tỉnh Ninh Thuận vẫn phục vụ được nhiều đơn vị cơ sở trên địa bàn tỉnh, số đơn vị luân chuyển mới tăng.
- Công tác thư viện mạng lưới có bước phát triển. Hiện nay có 7/7 TV huyện, thành phố trực thuộc các Trung tâm VH-TT-TT các huyện, thành phố; 12 cán bộ: 05 đại học; 06 Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; 01 Trung học phổ thông; Số người đào tạo chuyên ngành thông tin - thư viện 05; số người đào tạo chuyên ngành khác 06. Tổng vốn tài liệu hiện có tại các thư viện huyện, thành phố gồm: 48.544 tên/79.902 bản sách các loại; 78 tên báo,tạp chí:; 6 tên/10 đĩa CD-Rom. Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất nhưng các thư viện huyện, thành phố vẫn duy trì được các hoạt động phục vụ bạn đọc, tổ chức tuyên truyền, phục vụ các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị nổi bật của địa phương, đất nước, tổ chức các Hội thi, phục vụ thiếu nhi hè,...Thư viện cấp xã trên đại bàn tỉnh Ninh Thuận được thành lập trên cơ sở hưởng lợi từ Dự án BMGF; Có 6 thư viện xã với 06 cán bộ kiêm nhiệm: 03 đại học, 03 cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, không có cán bộ được đào tạo chuyên ngành thư viện. Ngoài ra Thư viện tỉnh còn xây dựng được mạng lưới phòng đọc, tủ sách cơ sở rộng khắp trên địa bàn. Tính đến nay không tính mạng lưới thư viện, phòng đọc sách thuộc các cơ sở Giáo dục và Đào tạo, có 32 tủ sách thuộc các điểm Bưu điện - Văn hóa xã; 15 tủ sách thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang và 38 tủ sách hướng thiện thuộc đơn vị Trại giam Sông Cái. Các phòng đọc, tủ sách này ngoài  số vốn sách được trang bị ban đầu chủ yếu phục vụ từ nguồn sách được luân chuyển từ Thư viện tỉnh Ninh Thuận về phục vụ Bạn đọc.
Tóm lại: Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, đến nay, Thư viện tỉnh Ninh Thuận đã có bước phát triển đáng kể về mọi mặt so với điểm xuất phát. Chất lượng đội ngũ đã được nâng đồng đều và tương ứng với cải tiến hiệu quả phương thức hoạt động tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý và chuyên môn. Đã thực hiện có hiệu quả việc quy hoạch, đề xuất lãnh đạo Sở cử nhiều lượt CB, CC-VC học tập nâng trình độ về chính trị, quản lý nhà nước, chuyên ngành thư viện, tin học, ngoại ngữ .v.v. song song với việc linh hoạt cập nhật kiến thức mới nâng kỹ năng nghề bằng nhiều hình thức ở nhiều cấp độ phù hợp từng nhóm cán bộ và yêu cầu qui trình công nghệ phục vụ mới. Nhận thức, trình độ các mặt của đội ngũ đã không ngừng từng bước được chuẩn hóa cùng với việc xây dựng được phong trào thi đua nề nếp và có hiệu quả. Những năm qua, đơn vị đã nổ lực tích cực thực hiện việc từng bước chuẩn hóa các mặt hoạt động nhằm nâng chất lượng phục vụ Người đọc, thể hiện rõ vai trò thư viện trung tâm của tỉnh, tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho việc hội nhập và phát triển. Thư viện tỉnh Ninh Thuận từng bước chuẩn hóa và phát triển từ một Thư viện Tỉnh chủ yếu với phương thức hoạt động truyền thống chuyển dần sang phương thức hoạt động tiếp cận với các tiêu chí Thư viện hiện đại. Đồng thời, từng bước tích cực hội nhập và rút ngắn khoảng cách với các Thư viện tỉnh, thành trong hệ thống thư viện công cộng trên toàn quốc. Đặc biệt là rút ngắn khoảng cách với các Thư viện tỉnh trong Liên hiệp Thư viện khu vực Miền Đông Nam bộ và Cực Nam Trung bộ.
* THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC NĂM.
- Năm 2001: Bằng khen chủ tịch UBND tỉnh, Quyết định số 151/QĐ-UBND ngày 24/01/2002 của UBND tỉnh.
Năm 2002: Bằng khen chủ tịch UBND tỉnh, Quyết định số 858/QĐ-UBND ngày 18/02/2003 của UBND tỉnh; Bằng khen UBND tỉnh phong trào thi đua yêu nước 10 năm (4/1992 - 4/2002, Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 26/6/2002 của UBND tỉnh.
Năm 2003:Bằng khen chủ tịch UBND tỉnh, Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 05/02/2004 của UBND tỉnh.
Năm 2004: Cờ thi đua của UBND tỉnh, Quyết định số 413/QĐ-UBND ngày 24/02/2005 của UBND tỉnh.
Năm 2005 :
+ Bằng khen UBND tỉnh phong trào thi đua yêu nước 5 năm 2000-2004, Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 08/6/2005 của UBND tỉnh;
+ Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh, Quyết định số 824/QĐ-UBND ngày 24/3/2006 của UBND tỉnh.
- Năm 2006: Bằng khen của UBND tỉnh, Quyết định số 1207/QĐ-UBND ngày 26/3/2007 của UBND tỉnh.
- Năm 2007 : Bằng khen của UBND tỉnh, Quyết định số 3617/QĐ-UBND ngày 17/6/2008 của UBND tỉnh.
- Năm 2008: Đạt Tập thể LĐXS, Quyết định số 1235/QĐ-UBND ngày 10/4/2009  của UBND tỉnh.
- Năm 2009:
+ Đạt Tập thể LĐXS, Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 06/01/2010 của UBND tỉnh.
+ Bằng khen của Bộ VHTTDL, QĐ số 4828/QĐ-BVHTTDL ngày 23/12/2009.
- Năm 2010:
+ Bằng khen của UBND tỉnh về phong trào thi đua yêu nước 5 năm 2005-2009, Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 29/3/2010  của UBND tỉnh.
+ Bằng khen của Bộ VHTTDL về hoàn thành xuất sắc giai đoạn 2007-2009, QĐ số 2461/QĐ-BVHTTDL ngày 19/7/2010. + UBND tỉnh Công nhận Tập thể LĐXS và tặng Bằng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2010, Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 18/01/2011..
- Năm 2011: Tập thể LĐXS, Quyết định số 275/QĐ-UBND ngày 16/02/2012 của UBND tỉnh.
- Năm 2012 : + Bằng khen của UBND tỉnh về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm ( 2011 – 2012), Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 25/1/2013 ; Tập thể LĐXS, Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 25/1/2013 của UBND tỉnh.
- Năm 2013 : Tập thể lao động tiên tiến, Quyết định số 05/QĐ-SVHTTDL ngày 8/1/2014 của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch.
- Năm 2014 : Tập thể LĐXS, Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 07/01/2015 của UBND tỉnh.
- Năm 2015:
+ Tập thể LĐXS, Quyết định số 71/QĐ – UBND ngày 15/1/2016  của UBND tỉnh.
+ Bằng khen của UBND tỉnh, Quyết định số 206/QĐ-UBND ngày 27/1/2015 về đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước 2010- 2014;
 + Bằng khen của UBND tỉnh, Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 về đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2 năm 2014 - 2015.
- Năm 2017: Cờ thi đua của UBND tỉnh, Quyết định số 925/QĐ-UBND ngày 06/6/2018 của UBND tỉnh.
- Năm 2018: Tập thể LĐXS, Quyết định số 153/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của UBND tỉnh.
 
Thư Viện Ninh Thuận
Hình ảnh hoạt động
2.jpg
3.jpg
4.jpg
IMG-0105.jpg
img-2794.jpg
Liên hệ quảng cáo
Thông kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay11,745
  • Tháng hiện tại81,541
  • Tổng lượt truy cập9,868,825
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây